Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

TINHTONGHOCHOI


9/15/201
Trắc nghiệm
Phật giáo là gì ?
   
Số lượt truy cập
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay936
mod_vvisit_counterTuần này6906
mod_vvisit_counterTháng này15991

12 nhận xét:

  1. NIỆM PHẬT CHỈ NAM


    1. Trích yếu lời phán định hai cách tạp tu và chuyên tu Tịnh nghiệp của đại sư Thiện Ðạo đời Ðường

    Hỏi: Vì sao chẳng dạy tu quán mà chỉ dạy thẳng chuyên xưng niệm danh hiệu?

    Ðáp: Chúng sanh chướng nặng, cảnh vi tế mà tâm thì thô phù, thần thức lao chao nên khó thành tựu pháp quán. Vì thế, đức Ðại Thánh bi mẫn khuyên ngay nên chuyên xưng danh hiệu, chính là vì danh hiệu dễ xưng, hễ niệm liên tục liền vãng sanh.

    Nếu có thể niệm niệm liên tục, lấy lúc hết mạng làm hạn thì mười người tu mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người được sanh. Vì sao vậy?

    Do vì không có tạp duyên bên ngoài nên được chánh niệm, vì tương ứng với bổn nguyện của Phật, vì chẳng trái giáo pháp, vì thuận theo lời Phật.

    Nếu bỏ chuyên niệm để tu tạp nghiệp thì trong trăm kẻ hiếm có một hai [người được vãng sanh], trong cả ngàn người hiếm được ba bốn.

    Vì sao vậy? Vì tạp duyên loạn động, đánh mất chánh niệm; vì chẳng tương ứng với bổn nguyện của Phật; vì trái nghịch giáo pháp, vì chẳng thuận lời Phật; vì hệ niệm chẳng tương tục; vì tâm chẳng liên tục nghĩ báo ân Phật; vì tuy tu hành mà thường tương ứng danh lợi; vì ưa gần tạp duyên gây chướng ngại chánh hạnh vãng sanh của mình lẫn người.

    Xin hết thảy mọi người khéo tự suy nghĩ. Ði, đứng, nằm, ngồi đều phải chú tâm khắc kỷ, ngày đêm đừng quên. Trong niệm trước vừa mạng chung thì trong niệm sau liền sanh, vĩnh viễn hưởng pháp lạc vô vi cho đến khi thành Phật, há chẳng phải là vui sướng lắm ư?

    Nhận định:

    Ấn Quang đại sư nói:

    “Hòa Thượng Thiện Ðạo là hóa thân của Phật A Di Ðà, ngài dạy về chuyên tu nghĩa là: thân nghiệp chuyên lễ (phàm nhiễu Phật và trong hết thảy mọi nơi, thân chẳng phóng dật đều là thân nghiệp chuyên lễ cả); khẩu nghiệp chuyên xưng (hễ khi nào tụng kinh trì chú mà có thể chí tâm hồi hướng thì đều có thể gọi là chuyên xưng cả); ý nghiệp chuyên niệm thì vãng sanh Tây Phương, trong cả vạn trường hợp chẳng sót trường hợp nào!

    Tạp tu nghĩa là kiêm tu nhiều pháp môn và hồi hướng cầu vãng sanh. Do tâm chẳng thuần nhất nên khó có lợi ích. Ðấy là lời thành thật phát xuất từ miệng vàng, là khuôn phép ngàn xưa chẳng thay đổi được!”

    Xin các hành nhân một dạ chuyên tu, lấy trọn đời làm hạn để cầu quyết được vãng sanh.

    Trả lờiXóa
  2. PHÁP NGỮ HT


    Việc lớn nên làm trước.

    Thiện Đạo đại sư nói“ vạn người tu vạn
    người vãng sanh”, ngày nay chúng ta
    được thân người gặp được Phật pháp,
    lại nghe được pháp môn Tịnh Độ, chỉ
    cần có thể tin tưởng, phía trước đã nói
    qua với các vị, bạn có thể “chuyên tâm”
    , có thể “thủ nhất”, ngay trong đời này
    bạn nhất định thành tựu, khi sắp ra đi
    không bị bệnh đứng mà ra đi, ngồi mà
    ra đi, đó là chân thật tự tại, không cần
    phải nhờ người khác giúp đỡ, chúng
    ta nói những thí dụ này, những người
    này vãng sanh đều không cần người
    trợ niệm, không cầu người, chỉ có
    chính mình công phu làm chưa đủ lực,
    vậy mới mong cầu người khác giúp
    đỡ, cầu người giúp đỡ, cái vấn đề đó
    không đơn giản, bạn gặp được duyên
    là thiện duyên hay là ác duyên?
    Thiện duyên thì mọi người giúp bạn
    vãng sanh, ác duyên là gây phiền
    phức, đến giúp bạn trợ niệm có rất
    nhiều ý kiến, đó là phiền não, có thể
    sẽ sanh ra chướng ngại đối với việc
    vãng sanh của bạn, rất có khả năng
    như vậy, chúng ta không thể nào
    không biết, cho nên phải nỗ lực cố
    gắng mà tu hành, biết được chính
    mình đã nắm chắc hay chưa? Nắm
    được sự việc chúng ta niệm Phật
    vãng sanh thế giới Cực Lạc, khẳng
    định ta ngay đời này đến thế gian này vì
    một việc lớn thứ nhất, ngoài việc này ra
    tất cả chỉ là việc nhỏ ngoài da, tùy
    duyên mà thôi. Hộ trì chánh pháp,
    hoằng pháp lợi sanh có tốt không? Tốt!
    . Nhưng đến được thế giới Cực Lạc,
    quay lại giúp chúng sanh, vậy thì nắm
    chắc phần hiện tại chúng ta chính mình
    có thể vãng sanh hay không vẫn còn
    là vấn đề. Vậy bạn phải đem việc vãng
    sanh thế giới Cực Lạc xếp ở hàng
    thứ nhất, hoằng pháp lợi sanh, hộ trì
    chánh pháp xếp ở hàng thứ hai, xếp
    ở hàng thứ ba, vậy thì đúng.

    Trả lờiXóa
  3. i huấn của đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ
    Thứ tư, 03 Tháng 11 2010 13:52 Viết bởi Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ
    Di Huấn Của Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
    Nếu như lời nói chẳng tương xứng việc làm, tín lực hời hợt, chẳng có tâm luôn giữ cho niệm niệm tiếp nối, ý nhiều phen gián đoạn; lại toan cậy vào sự tu tập lười biếng thế ấy mà mong lúc lâm chung được vãng sanh thì chỉ e rằng sẽ bị nghiệp chướng ngăn trở, khó gặp được thiện hữu, bị gió, lửa bức bách, chẳng giữ nổi chánh niệm!
    Theo đoạn kinh giảng về chín phẩm vãng sanh trong Quán kinh thì sở dĩ có sự thăng giáng, phẩm vị thượng, hạ là vì chẳng ngoài hai tâm sau đây:
    a. Một là Ðịnh Tâm như tu Ðịnh, tập Quán.
    b. Hai là Chuyên Tâm: chỉ niệm danh hiệu, dùng các điều lành hỗ trợ, vun bồi; hồi hướng, phát nguyện nhưng phải trọn đời quy mạng, suốt đời chuyên tu.
    Trong lúc nằm, ngồi, thường hướng về phương Tây. Trong lúc đi kinh hành, lễ kính và khi niệm Phật, phát nguyện phải khẩn thiết, siêng gắng, dốc trọn lòng thành, không có niệm gì khác, giống như lúc sắp bị xử chém, hoặc đang trong vòng tù tội, hoặc đang bị oán tặc truy đuổi, hoặc đang bị nước, lửa bức bách, nhất tâm cầu được cứu độ, nguyện thoát nỗi khổ, mau chứng vô sanh, rộng độ hàm thức, thiệu long Tam Bảo, thề báo tứ ân. Chí thành như thế ắt sẽ chẳng luống công!
    Nếu như lời nói chẳng tương xứng việc làm, tín lực hời hợt, chẳng có tâm luôn giữ cho niệm niệm tiếp nối, ý nhiều phen gián đoạn; lại toan cậy vào sự tu tập lười biếng thế ấy mà mong lúc lâm chung được vãng sanh thì chỉ e rằng sẽ bị nghiệp chướng ngăn trở, khó gặp được thiện hữu, bị gió, lửa bức bách, chẳng giữ nổi chánh niệm!
    Vì sao thế? Lúc hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả. Nhân có chắc thật thì quả mới chẳng hư dối. Nếu muốn được lâm chung mười niệm thành tựu thì phải dự bị sẵn phương tiện, tom góp công đức để hồi hướng về lúc đó; niệm niệm chẳng thiếu sót thì lúc ấy mới không luống uổng vậy!
    Hoặc có kẻ hỏi: Công đức của việc đi kinh hành niệm Phật và ngồi niệm Phật như thế nào?
    Ðáp: Ví như căng buồm đi ngược nước dù là cũng có thể đến nơi được, nhưng so với việc thuận nước căng buồm thì biết ngay khó dễ. Ngồi niệm Phật một tiếng đã tiêu trừ được tội lỗi trong cả tám mươi ức kiếp thì công đức đi kinh hành niệm Phật còn biết đến đâu? Vì thế có bài kệ rằng:
    Kinh hành năm trăm vòng
    Niệm Phật một ngàn tiếng
    Thường tu hành như thế
    Tự thành Phật Tây phương
    Nếu lễ bái thì khuất phục được vô minh, thâm nhập bến Giác, mạng chung vãng sanh, mau chứng Niết Bàn.
    Thiền Tịnh Tứ Liệu Giản
    Có Thiền, không Tịnh Ðộ
    Mười người, chín chần chừ
    Nếu ấm cảnh hiện tiền.
    Chớp mắt đi theo nó.
    Không Thiền, có Tịnh Ðộ
    Vạn người tu, vạn đỗ
    Chỉ được thấy Di Ðà
    Lo chi chẳng khai ngộ.
    Có Thiền, có Tịnh Ðộ
    Khác nào hổ thêm sừng
    Ðời này làm thầy người
    Ðời sau thành Phật, Tổ.
    Không Thiền, không Tịnh Ðộ
    Giường sắt và cột đồng
    Muôn kiếp với ngàn đời
    Trọn không ai nương dựa
    Trích yếu: sách Vạn Thiện Ðồng Quy
    của đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ đời Tống

    Trả lờiXóa
  4. Phản tỉnh - Hổ thẹn - Sám hối.
    Thứ hai, 11 Tháng 8 2008 13:00 Ban Biên Tập
    Pháp môn niệm Phật tệ hại đến nước này như ngày nay, thì mổi một đồng tu niệm Phật chúng ta phải nên thống thiết mà phản tỉnh, hổ thẹn mà sám hối.

    Chúng ta phụ rẩy sự chờ đợi nhớ mong của Phật A Di Đà đã nhiều kiếp! Cũng đã phụ lòng Thích Ca Mâu Ni Phật khẩn thiết dặn dò hết lời khuyên bảo! càng phụ lòng bi tâm kỳ vọng, khuyến tấn tán dương, chứng minh khen ngợi của mười phương tất cả chư Phật! Nghĩ đến chổ này, mổi một người niệm Phật phải nên thống thiết mà rơi lệ, không chổ dung thân!
    Mỗi một vị dạy bảo người niệm Phật, cũng phải nên phản tỉnh: tại vì sao đem đại pháp Di Đà nương vào Phật lực, nhất định an tâm, tín nguyện niệm Phật, quyết định vãng sanh thành Phật, thì dạy thành dựa vào tự lực, hoài nghi bất an, không được nhất tâm, không cách gì vãng sanh ?
    Mỗi một người học tập pháp môn niệm Phật cũng phải nên phản tỉnh: tại vì sao Tịnh Độ diệu pháp đầy đủ Tín Nguyện, nương vào Phật lực, quyết định vãng sanh, không sợ chết, thích được chết, muốn được đi sớm một chút, thì học thành hư tâm giả nguyện, hoài nghi tự ti, không dám gánh vác tiếp nhận, sợ chết, lo lắng phải chết, trong lòng không hề muốn được đi sớm một chút?
    Thiện Đạo Đại Sư Ngữ Lục
    Cẩn Dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
    Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 30 Tháng 6 2010 16:05 )

    PHÁP NGỮ HT


    Việc lớn nên làm trước.

    Thiện Đạo đại sư nói“ vạn người tu vạn
    người vãng sanh”, ngày nay chúng ta
    được thân người gặp được Phật pháp,
    lại nghe được pháp môn Tịnh Độ, chỉ
    cần có thể tin tưởng, phía trước đã nói
    qua với các vị, bạn có thể “chuyên tâm”
    , có thể “thủ nhất”, ngay trong đời này
    bạn nhất định thành tựu, khi sắp ra đi
    không bị bệnh đứng mà ra đi, ngồi mà
    ra đi, đó là chân thật tự tại, không cần
    phải nhờ người khác giúp đỡ, chúng
    ta nói những thí dụ này, những người
    này vãng sanh đều không cần người
    trợ niệm, không cầu người, chỉ có
    chính mình công phu làm chưa đủ lực,
    vậy mới mong cầu người khác giúp
    đỡ, cầu người giúp đỡ, cái vấn đề đó
    không đơn giản, bạn gặp được duyên
    là thiện duyên hay là ác duyên?
    Thiện duyên thì mọi người giúp bạn
    vãng sanh, ác duyên là gây phiền
    phức, đến giúp bạn trợ niệm có rất
    nhiều ý kiến, đó là phiền não, có thể
    sẽ sanh ra chướng ngại đối với việc
    vãng sanh của bạn, rất có khả năng
    như vậy, chúng ta không thể nào
    không biết, cho nên phải nỗ lực cố
    gắng mà tu hành, biết được chính
    mình đã nắm chắc hay chưa? Nắm
    được sự việc chúng ta niệm Phật
    vãng sanh thế giới Cực Lạc, khẳng
    định ta ngay đời này đến thế gian này vì
    một việc lớn thứ nhất, ngoài việc này ra
    tất cả chỉ là việc nhỏ ngoài da, tùy
    duyên mà thôi. Hộ trì chánh pháp,
    hoằng pháp lợi sanh có tốt không? Tốt!
    . Nhưng đến được thế giới Cực Lạc,
    quay lại giúp chúng sanh, vậy thì nắm
    chắc phần hiện tại chúng ta chính mình
    có thể vãng sanh hay không vẫn còn
    là vấn đề. Vậy bạn phải đem việc vãng
    sanh thế giới Cực Lạc xếp ở hàng
    thứ nhất, hoằng pháp lợi sanh, hộ trì
    chánh pháp xếp ở hàng thứ hai, xếp
    ở hàng thứ ba, vậy thì đúng.
    SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    

    Hôm nay 6120
    Tháng này 185891
    Hiện có: 16 người đang online
    Hôm nay: Ngày 24 Tháng 12 Năm 2011

    Trả lờiXóa
  5. hể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình. Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng. Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn. Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh.

    Khi xưa, có kẻ vì ăn thịt chúng sinh nên khi chết rồi thì bị đọa lạc xuống gặp Diêm La Vương. Lúc còn sống ông ta ăn qua những loại thịt của chúng sinh nào, thì những thứ đó bây giờ đều tới để đòi nợ. Người ăn thịt tự biện hộ như vầy: "Tôi tuy là ăn thịt nhưng tội không phải thuộc về tôi mà thuộc về người bán thịt mới đúng!"

    Bấy giờ vua Diêm La mới truyền lịnh kêu người bán thịt lại; người bán thịt cũng tự biện hộ rằng: "Tôi sở dĩ mà bán thịt là vì có người mua thịt, nếu không có người mua thì bán thịt làm gì?"

    Người bán thịt với người ăn thịt, hai người mới tranh luận với nhau, sau cùng thì hai người đó đổ trách nhiệm lên anh chàng đồ tể.

    Diêm La Vương lại kêu anh chàng đồ tể vào. Anh đồ tể này cũng tự biện hộ rằng: "Tôi đúng là đồ tể, nhưng vì có người mua cũng như có người ăn thì tôi mới làm nghề đồ tể. Nếu chẳng có người mua cũng chẳng có người ăn thì tôi cũng chẳng làm nghề này được!"

    Vì thế, mọi người đều nói lên cái lý của mình, lý lẽ mà họ nói ra đều là tạo tội nghiệp cả. Kết quả, Diêm La Vương phán rằng người ăn thịt phải bồi thường nợ máu. Cho nên, chúng ta ăn thịt một loài chúng sinh nào là kết oán với loài chúng sinh đó. Có bài thơ rằng:



    "Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,

    Lý biên nhân thực ngoại biên nhân,

    Chúng sinh hoàn thực chúng sinh nhục

    Tử tế tư lượng nhân thực nhân."

    Nghiã là:



    "Ở trong chữ "nhục" có hai người,

    Người bên trong ăn người bên ngoài,

    Chính chúng sinh ăn thịt chúng sinh,

    Nghĩ cho kỹ là người ăn người!"



    Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) Con dê có thể làm người, thì con heo cũng có thể làm người. Nếu chưa có Thiên Nhãn Thông thì mình không quán sát được nhân duyên đó nên cho rằng heo là heo, dê là dê. Con người mà ăn nhiều thịt chúng sinh thì bản hữu trí huệ của họ bị che lấp, mất linh tánh và biến thành ngu si.

    Bởi vậy muốn độ chúng sinh thì trước tiên đừng nên ăn thịt! Con người muốn độ chúng sinh thì phải độ tự tánh của chúng sinh, độ sinh thì phải ly tướng. Không có chấp trước thì mới thật sự là độ sinh vậy!



    51





    ÍT PHIỀN NÃO, ÍT TƯ DỤC

    (Vạn Phật Thành ngày 24 tháng 6 năm 1983)



    Người tu Ðạo sợ nhất là có phiền não, cho nên nói rằng:



    "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn."

    Ðoạn phiền não là việc rất khẩn cấp, chuyện gì tới mà mình không sinh phiền não thì đó là có định lực. Không sinh phiền não tức là không có tư dục. Tư dục là gốc sinh phiền não, sinh ra đủ thứ ngu si và do đó sinh ra đủ thứ bịnh tật.

    Không phiền não chẳng phải là vì không ai làm phiền nên mình không có phiền não; mà là có người tới nhiễu loạn, phiền hà, trở ngại, đánh mắng, chưởi bới, nhưng mình không sinh phiền não. Ðó mới thật là có định lực vậy!



    52

    Trả lờiXóa
  6. MUỐN ÐỘ CHÚNG SINH THÌ

    TRƯỚC HẾT MÌNH ÐỪNG ĂN THỊT



    Chúng sinh là do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ mười hai nhân duyên mà biến thành người. Từ con kiến cho đến những thứ vi khuẩn đều là chúng sinh. Chúng ta không cần phải đi ra bên ngoài mà tìm chúng sinh, ngay trong tự tánh của mình cũng có vô lượng chúng sinh.

    Khoa học hiện tại phát triển đã chứng minh rằng trong thân thể ngũ tạng lục phủ con người có vô số loại vi khuẩn và vi sinh trùng; như vậy có nghiã là có vô lượng chúng sinh. Khi con người ăn thịt loại động vật nào, thí dụ như heo, bò hay cá, thì trong đó có vô số loại vi khuẩn. Con người ăn loại thịt đó vào trong bụng thì tự nhiên sẽ có chủng tử của những thứ vi khuẩn đó; ăn càng nhiều thì mình cùng với những thứ vi khuẩn đó kết làm quyến thuộc càng mạnh, kết duyên với nó càng sâu, cho đến chỗ là mình với nó không còn phân ly, chia cách nữa!

    Ăn thịt heo càng nhiều thì mình rất có cơ hội để biến thành heo, ăn thịt bò càng nhiều thì mình rất có thể sinh làm bò. Nếu mà ăn gạo càng nhiều thì mình có thể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình. Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng. Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn. Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh.

    Khi xưa, có kẻ vì ăn thịt chúng sinh nên khi chết rồi thì bị đọa lạc xuống gặp Diêm La Vương. Lúc còn sống ông ta ăn qua những loại thịt của chúng sinh nào, thì những thứ đó bây giờ đều tới để đòi nợ. Người ăn thịt tự biện hộ như vầy: "Tôi tuy là ăn thịt nhưng tội không phải thuộc về tôi mà thuộc về người bán thịt mới đúng!"

    Bấy giờ vua Diêm La mới truyền lịnh kêu người bán thịt lại; người bán thịt cũng tự biện hộ rằng: "Tôi sở dĩ mà bán thịt là vì có người mua thịt, nếu không có người mua thì bán thịt làm gì?"

    Người bán thịt với người ăn thịt, hai người mới tranh luận với nhau, sau cùng thì hai người đó đổ trách nhiệm lên anh chàng đồ tể.

    Diêm La Vương lại kêu anh chàng đồ tể vào. Anh đồ tể này cũng tự biện hộ rằng: "Tôi đúng là đồ tể, nhưng vì có người mua cũng như có người ăn thì tôi mới làm nghề đồ tể. Nếu chẳng có người mua cũng chẳng có người ăn thì tôi cũng chẳng làm nghề này được!"

    Vì thế, mọi người đều nói lên cái lý của mình, lý lẽ mà họ nói ra đều là tạo tội nghiệp cả. Kết quả, Diêm La Vương phán rằng người ăn thịt phải bồi thường nợ máu. Cho nên, chúng ta ăn thịt một loài chúng sinh nào là kết oán với loài chúng sinh đó. Có bài thơ rằng:



    "Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,

    Lý biên nhân thực ngoại biên nhân,

    Chúng sinh hoàn thực chúng sinh nhục

    Tử tế tư lượng nhân thực nhân."

    Nghiã là:



    "Ở trong chữ "nhục" có hai người,

    Người bên trong ăn người bên ngoài,

    Chính chúng sinh ăn thịt chúng sinh,

    Nghĩ cho kỹ là người ăn người!"



    Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) Con dê có thể làm người, thì con heo cũng có thể làm người. Nếu chưa có Thiên Nhãn Thông thì mình không quán sát được nhân duyên đó nên cho rằng heo là heo, dê là dê. Con người mà ăn nhiều thịt chúng sinh thì bản hữu trí huệ của họ bị che lấp, mất linh tánh và biến thành ngu si.

    Bởi vậy muốn độ chúng sinh thì trước tiên đừng nên ăn thịt! Con người muốn độ chúng sinh thì phải độ tự tánh của chúng sinh, độ sinh thì phải ly tướng. Không có chấp trước thì mới thật sự là độ sinh vậy!



    51

    Trả lờiXóa
  7. NHẤT HƯỚNG CHUYÊN NIỆM ,CẦU SANH CỰC LẠC
    THƯỢNG CẦU PHẬT ĐẠO
    HẠ HOÁ CHÚNG SANH
    = = =
    TRÍCH LỜI KHAI THỊ PHÁP SƯ TRÍ ĐỨC GIẢNG TẠI MỸ CHÙA TỊNH LUẬT
    “NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT”
    Kính bạch từ phụ!
    Đệ tử ….PD… Mãi mãi tận vị lai, cùng tận hư không biến pháp giới, vì chúng sanh muôn loài vạn vật đang trầm luân quá thống khổ trong tam đồ lục đạo. Mà con phát tâm niệm và lạy phật, tha thiết cầu mong được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Quốc. Để con sớm được hoàn tất bài học tiến hoá của con. Cho con sớm được đoạn trừ tất cả những phẩm, thân tướng, vô minh ở trong con. Để thân tâm này hoàn toàn được thanh tịnh, cho dù ở bất cứ quốc độ nào cũng bất thoái chuyển, không bao giờ bị ô nhiễm nữa. Thì con xin nguyện nương theo đại nguyện của từ phụ mà hoàn lai tam giới, phổ độ chúng sanh trọn thành phật đạo. Ngưỡng mong từ phụ từ bi nhiếp thọ lời phát nguyện và thỉnh cầu của con được thành tựu!


    (Đọc 3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)

    Trả lờiXóa
  8. ĐỆ TỬ HUỲNH VĂN SÁNG PD HOẰNG DIỄN, NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY, TRANG NGHIÊM PHẬT TỊNH ĐỘ HỒI HƯỚNG CON CÙNG TẬN HƯ KHÔNG KHẮP PHÁP GIỚI CHÚNG SANH,ĐỀU PHÁT TÂM BỒ ĐỀ, HẾT MỘT BÁO THÂN NÀY, ĐỒNG SANH CỰC LẠC, ĐỒNG KIẾN MI ĐÀ, ĐỒNG NGỘ VÔ SANH, ĐỒNG THÀNH PHẬT ĐẠO,

    Trả lờiXóa
  9. ĐỆ TỬ HUỲNH VĂN SÁNG PD HOẰNG DIỄN, NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY, TRANG NGHIÊM PHẬT TỊNH ĐỘ HỒI HƯỚNG CON CÙNG TẬN HƯ KHÔNG KHẮP PHÁP GIỚI CHÚNG SANH,ĐỀU PHÁT TÂM BỒ ĐỀ, HẾT MỘT BÁO THÂN NÀY, ĐỒNG SANH CỰC LẠC, ĐỒNG KIẾN MI ĐÀ, ĐỒNG NGỘ VÔ SANH, ĐỒNG THÀNH PHẬT ĐẠO,

    Trả lờiXóa
  10. MƯỜI CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT

    Trong kinh nói: “ Người nào chí tâm niệm Phật, được mười món công đức như sau:
    1.- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.
    2.- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
    3.- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
    4.- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
    5.- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
    6.- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán rằng buộc.
    7.- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
    8.- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
    9.- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật
    10.- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng!"
    Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có phân tích đến sự lợi ích của sự lạy PHẬT (còn gọi là lễ PHẬT): “Lễ PHẬT một lễ thì từ đầu gối trở lên đến đầu đều có ngôi Chuyển-Luân Thánh-Vương hiển hiện phù trì” và cũng thâu hoạch được 10 thứ công đức là:


    MƯỜI CÔNG ĐỨC LẠY PHẬT
    1.- Được sắc thân tốt đẹp.
    2.- Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.
    3.- Không sợ sệt giữa đông người.
    4.- Được chư Phật giúp đỡ.
    5.- Đầy đủ oai nghi lớn lao.
    6.- Mọi người đều nương theo mình.
    7.- Chư Thiên cung kính.
    8.- Đủ phước đức lớn.
    9.- Lúc lâm chung được vãng sanh.
    10.- Mau chứng quả Niết Bàn.
    (Một lạy còn được công đức như vậy, huống chi lạy Phật nhiều).
    KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT

    Trả lờiXóa
  11. (Một lạy được 5200 công đức như vậy, huống chi lạy Phật NHIỀU
    MẮT NHÌN PHẬT 800 CÔNG ĐỨC
    TAI NGHE NIỆM PHẬT 1200 CÔNG ĐỨC
    LƯỠI NIỆM PHẬT 1200 CÔNG ĐỨC
    THÂN LẠY PHẬT1200 CÔNG ĐỨC Ý NHỚ TƯỞNG PHẬT 1200 CÔNG ĐỨC (KINH PHÁP HOA)

    Trả lờiXóa